Ưu nhược điểm của các hình thức vận chuyển hàng hóa hiện nay. Nhu cầu sản xuất kinh doanh ngày càng mở rộng, cùng với đó là nhu cầu vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu để phục vụ sản xuất ngày một tăng. Nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, bài viết dưới đây chúng tôi xin giới thiệu các ưu, nhược điểm của mỗi hình thức để các bạn lựa chọn xem đâu là hình thức vận chuyển tối ưu nhất đối với hàng hóa của mình
Các hình thức vận tải hàng hóa hiện nay
- Vận chuyển hàng hóa đường bộ
- Vận chuyển hàng hóa đường sắt
- Vận chuyển hàng hóa đường hàng không
- Vận chuyển hàng hóa đường thủy.
- Vận chuyển hàng hóa đường ống
Không chỉ ở Việt Nam áp dụng phát triển mạnh những phương thức vận chuyển này mà các nước trên thế giới đều vận chuyển hàng hóa theo phương thức trên. Mỗi phương thức vận chuyển hàng hóa đều có những ưu nhược điểm riêng
Hình thức vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
Thời gian:
Thông thường thời gian vận chuyển bằng đường biển là lâu nhất so với 3 hình thức vận chuyển còn lại.
Ưu điểm:
- Chi phí vận chuyển hàng thấp (có thể thấp nhất so với 3 hình thức còn lại).
- Phù hợp vận chuyển khối lượng hàng lớn như gạo, cám, phân bón…
- Độ an toàn trong vận chuyển hàng hóa khá cao do không va chạm nhiều.
Nhược điểm:
Thời gian vận chuyển từ 7-10 ngày có khi lên đến 15 ngày do có thể ảnh hưởng của thời tiết, hoặc thời gian tàu kéo. Cùng với đó phải có một khối lượng hàng lớn như container 20’, container 40’. Không nhận vận chuyển hàng lẻ.
Hình thức vận chuyển bằng đường sắt
Thời gian: Các chuyến tàu luôn theo một lịch trình cố định, nên thời gian ít bị biến động so với vận tải bằng đường bộ.
Ưu điểm:
- Có giá cước thấp hơn nhiều so với các loại hình vận chuyển đường bộ, đối với nhiều khung khối lượng và nhiều chủng loại loại hàng hóa, đặc biệt là trong tuyến vận chuyển đường dài như vận chuyển hàng Bắc -Nam.
- Có giá cước ổn định trong thời gian dài, ít biến động, khách hàng chủ động trong việc phân bổ chi phí hợp lý đối với công việc kinh doanh. Do chi phí vận tải đường sắt không phụ thuộc nhiều vào chi phí nhiên liệu, nên cước vận tải đường sắt không bị điều chỉnh khi giá xăng dầu biến động liên tục
- Vận chuyển được các hàng nặng trên những tuyến đường xa
- Có độ an toàn cao, đảm bảo hàng hóa không bị mất mát, hư hỏng; Được đóng vào những toa chuyên biệt (toa hàng thường, Container, toa siêu trường siêu trọng, toa lạnh), chạy cố định và liên tục nên đảm bảo hàng hóa được an toàn và khả năng mất mát hao hụt là tối thiểu
- Ít bị ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, khí hậu, các yếu tố kẹt xe, hư hỏng đường xá, sửa chữa đường…..
Nhược điểm:
- Chỉ hoạt động trên hệ thống đường ray có sẵn, tuyến đường cố định nên phải kết hợp với các hình thức vận chuyển khác. Do đó, không được linh hoạt trong quá trình vận chuyển.Vì vậy đối với những đơn hàng gấp, cần giao nhanh, hàng hóa có hạn sử dụng ngắn hạn như rau củ quả thì đường sắt không có ưu thế bằng đường bộ và đường hàng không.
Hình thức vận chuyển bằng đường bộ
Ưu điểm:
- Vận tải đường bộ chủ yếu dùng các loại xe tải nên rất linh hoạt trong quá trình vận tải hàng hóa, không phụ thuộc vào giờ giấc và không có quy định thời gian cụ thể nào mà chỉ cần các bên tự thống nhất thời gian cũng như có thể thay đổi trong quá trình vận chuyển.
- Có thể lựa chọn được phương tiện, số lượng hàng hóa hay tuyến đường theo yêu cầu.
- Hàng hóa được vận chuyển theo đường bộ tiết kiệm nhiều thời gian
- Vận chuyển hàng hóa hiệu quả ở cự li ngắn và trung bình
- Hình thức vận tải này có khả năng bảo quản hàng hóa cao, đảm bảo chất lượng hàng trong suốt đoạn đường vận chuyển
- Hàng hóa được chuyên chở từ kho người gửi đến kho người nhận mà không qua bất kì trung gian vận tải nào. Hạn chế công đoạn bốc xếp hàng hóa bằng nhân công, giảm thiếu chi phí.
Nhược điểm:
- Vận chuyển đường dài thường phải nộp thêm các khoản phụ phí đường bộ: trạm thu phí, phí nhiên liệu, phí cầu đường…
- Việc vận chuyển đường bộ cũng ẩn chứa nhiều rủi ro như tai nạn giao thông, kẹt xe… ảnh hưởng lớn đến hàng hóa và thời gian giao hàng
- Khối lượng và kích thước hàng hóa vận chuyển còn hạn chế hơn so với vận chuyển bằng đường sắt và đường biển
- Phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết
Hình thức vận chuyển hàng không
Thời gian: Hình thức vận chuyển thời gian nhanh nhất so với 3 hình thức còn lại
Ưu điểm: Thời gian vận chuyển nhanh nhất, ít va chạm, an toàn. Có thể vận chuyển sang các nước khác. Loại hình này phụ hợp vận chuyển những hàng hóa nhỏ nhẹ và cần gấp.
Nhược điểm:
- Chi phí vận chuyển cao hơn rất nhiều lần so với các hình thức vận chuyển khác.
- Hạn chế khối lượng vận chuyển.
- Với mỗi lượng hàng hóa và thời gian cần hàng hóa mà khách hàng có thể đưa ra một sự lựa chọn hình thức vận chuyển phù hợp với lượng hàng hóa của mình.
Hình thức vận chuyển bằng đường ống
Đây là một phương thức vận chuyển được ứng dụng chủ yếu cho vận chuyển chất lỏng như nước, xăng, dầu, hóa chất, gas…Phục vụ chủ yếu cho các công ty đa quốc gia, nhà nước lớn…
Ưu điểm: Phương thức vận chuyển này có chi phí vận hành không đáng kể, không cần quá nhiều nhân lực cho vị trí vận hành. Vận chuyển chất lỏng không có hao hụt trong quá trình trừ khi có những đoạn vỡ ống. Vận chuyển dưới hình thức này không bị phụ thược vào thời tiết, có thể hoạt động 24/7/365 ngày..
Nhược điểm: Vận tốc vận chuyển khá chậm. Tùy vào đường kính ống mà vận tốc vận chuyển sẽ có sự biến thiên. Tuy nhiên theo ghi nhận thì vận tốc của nó chỉ khoảng từ 5 đến 7km/h. Chi phí ban đầu rất lớn, thiết kế phức tạp, đòi hỏi những yêu cầu kỹ thuật cao hơn khi xây dựng.
Tóm lại, ưu nhược điểm của các hình thức vận chuyển hàng hóa là cực kỳ quan trọng. Bạn cần tham khảo kỹ bài viết chi tiết trên của chúng tôi, để có lựa chọn hình thức vận chuyển tốt nhất.