Các phương thức vận chuyển hàng hóa thông dụng hiện nay

Các phương thức vận chuyển hàng hóa thông dụng hiện nay. Vận chuyển hàng hóa đóng một vai trò trọng yếu của các khâu phân phối và lưu thông hàng hóa. Mỗi loại hình vận chuyển đều có những ưu thế và hạn chế riêng mà chúng ta nên biết để có sự lựa chọn đúng đắn.

Các phương thức vận chuyển hàng hóa thông dụng hiện nay
Các phương thức vận chuyển hàng hóa thông dụng hiện nay

Phương thức vận chuyển đường sắt

Vận chuyển đường sắt (Railways) được vận hành bởi các đầu máy (locomotives) và các toa xe (freight cars) dưới dạng mặt phẳng (flatcars) hoặc kín (boxcars).

Vận tải đường sắt là một phương thức vận tải hiện đại, xuất hiện vào đầu thể kỷ 19 (đầu máy hơi nước đầu tiên được chế tạo vào năm 1804). Hiện nay có khoảng hơn 120 quốc gia sử dụng đường sắt với tổng chiều dài trên 2 triệu km. Một số nước có chiều dài đường sắt lớn như Mỹ (348.000 km), Nga (136.000 km), Canada (70.851 km), Ấn Độ (62.545 km),…

Vận chuyển đường sắt thích hợp với các loại hàng có trọng luongje lớn, khối lượng vận chuyển nhiều và cự li vận chuyển dài. Ví dụ các nguyên liệu như than, gỗ, hóa chất và hàng tiêu dùng có giá trị thấp như giấy, gạo, thực phẩm và với khối lượng cả toa hàng.

Vận chuyển đường sắt có ưu điểm là năng lực vận chuyển lớn, tốc độ vận chuyển nhanh, thích hợp cho vận chuyển hầu hết các loại hàng hóa, giá thành thấp. Tuy nhiên, với vận tải đường sắt thì chi phí đầu tư xây dựng tuyến đường cao, tính chất linh hoạt kém.

Phương thức vận chuyển đường bộ 

Vận chuyển đường độ thông qua phương tiện chủ yếu là ô tô là phương thức vận tải phổ biến nhất hiện nay, tuy nhiên lại không được sử dụng nhiều trong vận tải quốc tế bởi còn phụ thuộc nhiều vào vị trí địa lý giữa các quốc gia.

Vận chuyển bằng đường bộ chỉ thích hợp với vận chuyển hàng hóa có khối lượng không quá lớn, cự li vận chuyển ngắn và trung bình, hàng hóa yêu cầu tốc độ giao hàng nhanh. Hình thức này ngày nay vẫn chủ yếu phục vụ cho chuyên chở nội địa, còn đối với vận tải hàng hóa quốc tế thì bị hạn chế rất nhiều.

Phương thức vận chuyển đường thuỷ 

Đường thuỷ có chí phí cố định trung bình (tàu thuỷ và thiết bị trên tàu) và chi phí biến đổi thấp (do khả năng vận chuyển khối lượng hàng lớn nên có lợi thế nhờ quy mô), do đó đây là phương tiện có tổng chi phí thấp nhất (1/6 so với vận tải hàng không; 1/3 so với đường sắt;1/2 so với đường bộ). Thích hợp với những thứ hàng cồng kềnh, lâu hỏng, giá trị thấp (vật liệu xây dựng, than đá, cao su) và hàng đổ rời (cà phê, gạo), trên các tuyến đường trung bình và dài.

Tuy nhiên, đường thuỷ có hạn chế là tốc độ chậm, chịu ảnh hưởng nhiều của thời tiết và các tuyến đường vận chuyển có hạn (phụ thuộc vào mạng lưới sông ngòi và bến bãi). Cũng như đường sắt, tính linh hoạt của vận chuyển đường thuỷ không cao, mức độ tiếp cận thấp.

Đối với vận chuyển thương mại quốc tế, đây lại là phương tiện thống trị, đặc biệt là khi có sự ra đời của các loại tàu biển lớn, hiện đại có khả năng chinh phục được thiên nhiên ở mức độ nhất định. Hiện nay có khoảng hơn 50% giá trị tính bằng tiền và 90% khối lượng hàng giao dịch trên toàn cầu là sử dụng đường thuỷ.

Phương thức vận chuyển đường hàng không

Đường hàng không có chi phí cố định cao (máy bay, và hệ thống điều hành) và chi phí biến đổi cao (nhiên liệu, lao động, sửa chữa bảo hành). Có tốc độ nhanh nhất, an toàn hàng hoá tốt, nhưng vì chi phí rất cao, nên thường chỉ thích hợp với những mặt hàng mau hỏng, gọn nhẹ, có giá trị lớn, nhất là khi có yêu cầu vận chuyển gấp.

Dịch vụ tương đối linh hoạt, có tính cơ động cao, có thể đáp ứng nhanh chóng nhu cầu chuyên chở hàng hoá về mặt thời gian giao hàng, khối lượng chuyên chở và số lượt bay trên một tuyến đường. Sự hấp dẫn của dịch vụ vận tải hàng không chính là vận tốc vượt trội của nó so với các phương tiện khác trong suốt hành trình, đặc biệt đối với khoảng cách xa. Trong thương mại quốc tế, đường hàng không vận chuyển khoảng 20% giá trị hàng hoá toàn cầu.

Bên cạnh cước vận tải cao, hàng không còn bị hạn chế bởi thủ tục kiểm tra hàng hoá và chứng từ khá phức tạp, mất nhiều thời gian. Mức độ tiếp cận thấp, chỉ dừng ở các sân bay mà thôi. Hơn nữa, khối lượng vận chuyển bị hạn chế bởi dung tích khoang chứa hàng và sức nặng của máy bay.

Phương thức vận chuyển đường ống

Đường ống có chi phí cố định rất cao và chi phí biển biến đổi thấp nhất. Đây là con đường an toàn để vận chuyển chất lỏng và khí hóa lỏng (xăng, dầu, gas, hóa chất). Chi phí vận hành không đáng kể và gần như không có hao hụt trên đường, trừ trường hợp ống bị vỡ hoặc rò rỉ.

Cho tới nay thì vận chuyển bằng đường ống chỉ rất giới hạn bởi chi phí ban đầu rất lớn và thiết kế phức tạp (xây dựng đường ống, trạm bơm, trạm điều khiển và kiểm soát). Vận tốc trung bình của phương tiện này khá chậm, khoảng 5 – 7 km/h nhưng bù lại là khả năng vận chuyển liên tục 24h/365 ngày trong một năm và không chịu ảnh hưởng bởi thời tiết.

 

Phương thức vận chuyển bằng đường ống khá đặc thù, chỉ phù hợp với những loại hàng đặc biệt như khí hóa lỏng, dầu,… phục vụ cho đối tượng đặc biệt như các công ty đa quốc gia, hoặc công ty Nhà nước lớn.